Tin Tức
6 CÁCH TRỊ NHỨC RĂNG TẠI NHÀ HIỆU QUẢ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA
»» Nhức răng – nguyên nhân do đâu?
Muốn tìm ra cách trị nhức răng hiệu quả thì quan trọng là bạn cần thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây nhức răng là gì.
+ Sâu răng: Đây là bệnh lý răng miệng xuất phát từ chất đường tồn đọng lại trong khoang miệng sinh ra vi khuẩn, các vi khuẩn đó sẽ chuyển hóa chất đường thành axít, axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Ban đầu bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ
+ Viêm nướu: Đây là tình trạng viêm của mô mềm và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám trong nướu. Những vi khuẩn trong các túi nướu sẽ gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau và phá hủy thêm xương, nếu không được hỗ trợ điều trị sớm sẽ gây đau nhức răng kéo dài, có thể bị mất răng.
Đây là 2 nguyên nhân gây nên tình trạng nhức răng chủ yếu. Bên cạnh đó thì viêm khớp thái dương hàm cũng như mọc răng khôn, áp xe xương ổ răng hoặc các chấn thương vỡ mẻ răng cũng khiến cho răng có cảm giác đau nhức, có thể là đau âm ỉ hoặc là đau dữ dội bộc phát.
Để xác định cách trị nhức răng hiệu quả cần phải hiểu rõ nguyên nhân
»» Các cách trị nhức răng nào hiệu quả?
Nhức răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên tình trạng đau nhức ở mỗi người có thể khác nhau về đặc điểm, mức độ và tần suất của cơn đau. Bí quyết của việc chữa trị những cơn đau này là phải đúng cách và thực sự phù hợp. Bạn có thể lần lượt sử dụng một trong 6 cách trị nhức răng đơn giản sau đây để kiểm định tác dụng và xem đâu là cách tốt 31 cho tình trạng của mình nhé!
1. Cách trị nhức răng bằng trà bạc hà
Trà bạc hà vừa có mùi vị thơm ngon vừa có công dụng gây tê. Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong. Lặp lại thường xuyên khi cơn đau xuất hiện.
Trà bạc hà cũng là một cách chữa nhức răng đơn giản cho bạn
2. Cách trị nhức răng nhờ chườm đá
Một trong những biện pháp phổ biến 31 thường hay áp dụng là lấy một cục đá nhỏ vào túi ni lông, dùng chiếc khăn mỏng bọc chúng lại và đặt lên chỗ miệng bị sưng. Điều này có thể làm giảm bớt sưng, giúp giảm đau nhức răng một cách nhanh chóng 31.
3. Lá trầu không trị nhức răng đơn giản
Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút sẽ làm răng hết đau răng trong vòng 15 phút. Đây được coi là một trong những cách trị nhức răng nhanh 31 trước khi bạn có thể đến gặp nha sĩ.
Cách trị nhức răng tại nhà bằng lá trầu không
4. Sử dụng muối ăn để chữa nhức răng nhanh
Chắc hẳn bạn chưa biết rằng muối ăn cũng có tác dụng bất ngờ trong việc giảm cơn đau nhức răng. Khuấy một muỗng canh muối vào ly nước ấm và súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ bỏ. Nước muối sẽ làm sạch khu vực quanh răng và rút bớt chất lỏng là nguyên nhân gây sưng lợi. Có thể áp dụng phương pháp này thường xuyên nếu thấy cần thiết. Tình trạng viêm nhiễm và đau nhức của bạn sẽ được giảm đi đáng kể.
5. Ấn huyệt cũng giúp giảm cơn đau răng
Đây là một trong những phương pháp Đông y cổ truyền trong việc trị đau nhức răng. Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao nhau nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bề mặt bàn tay còn lại. Ấn mạnh và giữ chặt trong khoảng 2 phút. Biện pháp này kích thích sự giải phóng endorphin, một hóc môn giúp tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn do não tiết ra. Tuy nhiên, không được áp dụng kỹ thuật này đối với những phụ nữ đang mang thai.
Bấm huyệt là cách trị nhức răng khá hiệu quả
6. Hỗ trợ điều trị đau nhức răng tại trung tâm nha khoa
Dù có áp dụng cách chữa đau răng nào thì việc gặp nha sĩ để khám răng bị đau nhức vẫn là điều quan trọng và cần thiết 31. Những biện pháp chữa trị tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Trong khi đó, nha sĩ cần kiểm tra chiếc răng đau của bạn và tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị kịp thời để tránh gây biến chứng.
Nguyên nhân đau nhức răng có thể do răng mòn men nhạy cảm, răng sâu, viêm tủy, viêm nha chu, biểu hiện của các bệnh lý về xương răng, chóp răng… Tất cả những bệnh lý kể trên đều có khả năng dẫn đến nguy cơ nghiêm trọng là mất răng, tiêu xương răng, xô lệch răng toàn hàm và biến dạng gò má, cần được điều trị kịp thời