NHA KHOA QUỐC TẾ 8

Dịch vụ

TẨY TRẮNG RĂNG

Tẩy trắng răng là đặt lên răng một loại thuốc có tác dụng làm trắng răng với một nồng độ và thời gian phù hợp để làm răng trắng dần lên.

 

Thông thường có 2 cách tẩy trắng răng:

  • Tẩy trắng răng tại nhà
  • Tẩy trắng răng tại phòng mạch.


Trước khi tẩy trắng răng, bạn cần được bác sĩ kiểm tra xem răng bạn nhiễm màu nhẹ hay nặng; răng nhiễm màu nặng thì tẩy trắng không có kết quả; răng bị mòn cổ răng, bị nứt hoặc thiểu sản men, răng sâu vỡ lớn,...không nên tẩy răng vì thuốc tẩy răng sẽ gây hại cho tủy răng.

Trước khi tẩy răng, bạn cần cạo vôi và đánh bóng để bề mặt răng sạch.
Nếu bạn chọn cách tẩy trắng răng tại nhà, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để tạo cho bạn máng tẩy trắng răng bằng nhựa mềm riêng biệt và hướng dẫn cách sử dụng thuốc tại nhà; cho bạn lịch hẹn tái khám để theo dõi sự thay đổi màu trên răng bạn. Thời gian mang thuốc tẩy từ 1-3 tuần tùy theo sự thay đổi màu răng của mỗi người. Cách này cho kết quả tốt nhưng chậm.

 

 

Nếu bạn tẩy trắng răng tại phòng mạch, bác sĩ sẽ cho bạn mang máng tẩy với thuốc tẩy nồng độ cao và sử dụng đèn chiếu lazer để kích thích thuốc tẩy có để thuốc tác dụng nhanh và mạnh hơn. Giúp răng trở nên sáng bóng rõ rệt. Sẽ có một chút tê buốt khi mới tẩy xong và giảm dần trong các giờ tiếp theo.

 

Với các trường hợp bị nhiễm Tetracyline nặng thì việc điều trị sẽ khó khăn. Tuy nhiên nếu bệnh nhân kiên trì theo hướng dẫn của bác sĩ , vừa kết hợp  tẩy trắng răng tạo phòng nha với tẩy trắng răng tại nhà, sau 3-5 tháng sẽ mang lại kết quả tốt nhất có thể.

 

Nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc, tẩy trắng răng không gây hại gì về lâu dài.
Hiệu quả tẩy trắng răng có thể kéo dài 2-3 năm, có thể ít hoặc lâu hơn tùy vào cách ăn uống và vệ sinh răng miệng của mỗi người. Sau thời gian này, nếu muốn, bạn có thể tẩy trắng răng lại.



Các Bài Viết khác

  NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI
  NIỀNG RĂNG MẮC CÀI
  RĂNG SỨ Cercon
  RĂNG SỨ Lava
  RĂNG SỨ Ziconia
  RĂNG SỨ TITAN
  RĂNG SỨ Crom-Cobalt
  RĂNG SỨ KIM LOAI
  QUY TRÌNH NỘI NHA, CHỮA TỦY RĂNG
  KĨ THUẬT NỘI NHA

Kiến thức nha khoa

ÁP XE CHÂN RĂNG LÀ GÌ?- NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ÁP XE CHÂN RĂNG

  • CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN NIỀNG RĂNG THẨM MỸ

  • RĂNG SỨ TITAN CÓ TỐT KHÔNG?

  • XỬ LÝ TÊ BUỐT

Video clip